Làng pháo Bình Đà vang danh cả nước một thời Bình Đà

 "Nhất pháo Bình Đà, nhất gà Đông Tảo" đó chính là câu ca người xưa vẫn truyền tai nhau ca ngợi những đặc sản nổi tiếng cả nước, trong đó pháo Bình Đà luôn được xếp hàng đầu. 

Làng Bình Đà nổi tiếng với nghề làm pháo suốt từ thời vương triều nhà Nguyễn, với loại pháo nổi tiếng nhất mang tên "Nam Hải Hoàng Hoa".[5] Trước năm 1995, Bình Đà (Bình Minh –Thanh Oai) nổi tiếng khắp Việt Nam là một làng với nghề sản xuất pháo truyền thống. Người Bình Đà rất tự hào vì nghề này đã giúp nơi đây trở thành làng giàu nhất nhì huyện Thanh Oai lúc đó.

Thời ấy, đặt chân tới đất Bình Đà là đã có thể ngửi thấy mùi thuốc pháo, mùi xác pháo vừa đốt, mùi giấy cuộn pháo và cảm nhận được sự náo nhiệt của nghề làm pháo. Cả làng đều làm pháo, không phân biệt tuổi tác, giới tính cuốn theo vòng xoáy của công việc khá nguy hiểm này.

Trẻ con thì tiêm pháo, cuộn pháo, những người trung niên có nhiều kinh nghiệm thì nhận nhiệm vụ đổ thuốc. Người ta làm pháo từ sáng sớm tới tối mịt, tình làng nghĩa xóm nhờ đó mà cũng trở nên thân thiết. Nghề pháo càng phát triển, những ngôi nhà tầng cũng dần thay thế những mái nhà ngói cũ kĩ, đời sống nhân dân dần được nâng lên.

Kể từ khi Đảng, Chính phủ và Nhà nước cấm nghề Pháo. Thì bà con chuyển sang nghề bán thịt gà, trâu bò, nông nghiệp và công chức để sinh sống. Giờ đây mỗi khi có các ngày lễ lớn, Tết nguyên đán của dân tộc, người dân của làng Bình Đà tâm sự và bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm không bao giờ quên về việc đốt Pháo để chào mừng. Những người con của quê hương Bình Đà khi đi công tác, làm ăn sinh sống ở khắp mọi miền của Tổ quốc rất tự hào khi giới thiệu với bạn bè về quê hương Pháo Bình Đà của mình. Bên cạnh đó các cụ già, người lớn tuổi khi nhớ lại cái thời huy hoàng tung hoành đi biểu diễn thương hiệu "Pháo Bình Đà" khắp mọi miền của Tổ quốc, thì có chút tiếc nuối nhớ lại quá khứ của làng nghề như sự mất mất to lớn của đôi trai gái yêu " Anh nhớ em như Bình Đà nhớ Pháo - Anh mất em như Pháp mất Đông Dương".

Đốt pháo trong lễ hội Bình Đà